top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảChang Chay

(Phần I) Chữa lành cơ thể qua Dinh dưỡng hiện đại và cổ truyền Á Châu

Đã cập nhật: 29 thg 10, 2021



Phần I: ÂM DƯƠNG VÀ HƠN THẾ


Âm - Dương được dùng để mô tả tất cả mọi vật. Thuật ngữ này mô tả các quá trình dễ nhận thấy như: ngày chuyển qua đêm, trẻ chuyển qua già, một mùa chuyển qua mùa khác, v.v.


Lý thuyết Âm-Dương được ứng dụng rộng rãi từ xa xưa tại Đông Á. Bảy mươi năm trở lại đây, có nhiều phiên bản điều chỉnh được sử dụng bởi các nhà sử và tâm lý học như Arnold Toynbee, Carl Jung hay cả các lãnh tụ như Mao Trạch Đông và Các-Mác.


Lý thuyết này cơ bản dùng miêu tả vạn vật hay hiện tượng với cặp đối lập vô hạn, tương tác dựa theo các nguyên tắc:

  • mọi đối xứng là thống nhất và bất biến, theo âm-dương

  • nguyên lý dương là chủ động trong khi âm là thụ động, nhưng không có gì là thuần âm hay thuần dương

  • nếu âm hoặc dương chiếm ưu thế, phần nào nhiều hơn sẽ làm phần kia hao mòn, ví dụ: nóng làm khô dịch cơ thể - làm khát, khô mắt, khô da, và táo bón



Hiểu về Nguyên lý Cực

Khi âm hay dương ở Cực, tức vượt quá giới hạn của chính nó, nó sẽ chuyển qua chiều ngược lại. Đây được gọi là Nguyên lý Cực. Nguyên lý này được thấy ở các loài động vật máu nóng, khi cơ thể phơi nhiễm bị quá lạnh thì chuyển qua sốt nóng, hay thời tiết quá nóng vào mùa hè làm cơ thể ớn lạnh. Các ví dụ khác:

  1. Hoạt động mang tính tàn ác và Cực dương (như trong chiến tranh), thì dẫn tới cái chết (tức Cực âm)

  2. Con người khi càng về già thường có tính cách như trẻ nhỏ

  3. Nhiệt độ bên trong cơ thể và huyết áp tăng cao (Cực dương) kéo theo đột quỵ (Cực âm)

  4. Các chất gây hưng phấn, như cocaine, mang lại suy nhược sau đó.

Khi sức khoẻ ở trạng thái bình thường, âm và dương hỗ trợ nhau hài hoà, phụ thuộc lẫn nhau cùng tồn tại. Hỗ trợ ở đây được dùng để chỉ tương tác cân bằng âm và dương, chuyển đổi qua lại bất kì lúc nào, chứ không phải chỉ khi ở ngưỡng Cực.


Mọi vật đều có thể được chia nhỏ vô hạn, và mỗi phần nhỏ đó đều có thể được mô tả dựa theo nguyên lý âm dương. Ví dụ như củ cà rốt - có thể phân biệt âm-dương không giới hạn: phần lá xanh dương với phần thân củ là âm. Nhưng nếu phần lá bị bỏ đi, ta có thể phân tích riêng củ, phần ngoài với phần trong, trên với dưới. Bất kể người ta chia nhỏ củ cà rốt như thế nào thì vẫn có sự khác biệt về năng lượng ở mỗi bộ phận. Ngay cả mỗi tế bào bên trong củ cà rốt cũng đều có hướng riêng và vì thế tạo nên phần trên - dưới, trong - ngoài.

Âm - dương liên tục biến đổi, không có gì là bất biến, kể cả khoảnh khắc. Trạng thái sức khỏe ở mức tối ưu khi sự chuyển đổi khoảnh khắc của cơ thể với tâm thức được hài hoà (tức âm-dương cân bằng). Bệnh tật đến do những thay đổi đó xảy ra không đúng lúc, đúng cách, có thể quá nhiều hoặc quá ít, quá sớm hoặc quá muộn.



Ngoài vòng âm và dương chính là Tâm thức, khi nhận thức được sự hoà hợp, rằng thực phẩm không có danh giới với người ăn, khi Tâm minh mẫn thì cũng chính là có “sức khoẻ tối ưu” như trong Thiền tông mô tả về sự hoà hợp “Mọi điều được tạo nên từ Tâm”. Hầu hết chúng ta vẫn chưa ý thức coi thực phẩm như chính mình vì còn chưa nhận biết được hết con người thật của bản thân. Vì vậy, vòng âm và dương cũng cần phải được hiểu một cách chính xác, nếu không sẽ làm chúng ta không chỉ khó giao tiếp với những người học thuyết âm dương mà còn có thể tự huyễn hoặc bản thân. Mọi vật tồn tại đều có thể được so sánh và liên quan với mọi thứ khác, nên dễ có những so sánh được cố đưa ra mà không cân nhắc phân biệt các đặc tính được so sánh đó.


Vòng âm-dương còn dùng để phân biệt tính cách và con người (xem bảng); đây là điều quan trọng giúp xây dựng bức tranh tổng quát để chẩn đoán bản thân cơ bản.

Dương

Cơ thể & tính ấm

Da khô và ít dịch cơ thể

Hướng ngoại

Năng động

Nam tính

Tích cực

đầu óc tập trung

Tâm tính hiếu động

Xông xáo

Tức giận, không kiên nhẫn

Giọng lớn

Vội vàng

Theo lô-gic

Đầy khát khao

cơ thể cứng, rắn chắc

Nước da đỏ hồng

​Âm

Cơ thể và tính lạnh

Da ẩm và nhiều dịch cơ thể

Hướng nội

Thụ động

Nữ tính

Tiêu cực

bình thản

Không rõ ràng, mơ màng

Rụt rè

sợ sệt, bất an

Giọng mềm

Chậm chạp

Theo trực giác

tự mãn

cơ thể yếu đuối, ẻo lả

Nước da nhợt nhạt

Với những ai quan tâm đến sức khoẻ nên đặt mục tiêu cân bằng, vì khi quá nhiều âm hay dương mà không trở về được trạng thái cân bằng, thì bệnh tật sẽ kéo theo. Một người ở trạng thái cân bằng thì linh hoạt, có thể trở nên năng động hay bị động nhưng cùng lúc vẫn giữ tâm tĩnh, nơi âm dương giao thoa.


Khi không lấy sự cân bằng làm gốc, con người thường vô thức rơi vào trạng thái âm/dương dao động lên xuống như chuyển giữa hướng ngoại sang hướng nội, giận dữ sang sợ hãi, hoặc giữa các cực khác nhau, để cải thiện tình hình này, một số gợi ý hữu ích gồm:

  • Đầu tiên là cần nhận thức về sự mất cân bằng của bản thân, sau đó mới chuyển qua tập luyện các đặc tính cân bằng như: ân cần, tin cậy, kiên nhẫn, can đảm, và thái độ thích hợp tạo sự hoà hợp.

  • Rèn luyện và tập trung vào những điều cốt lõi, hoà hợp, và tĩnh tâm qua cầu nguyện, thiền, yoga, hay khí công.

  • Thay đổi thói quen ăn uống: hạn chế các thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng như thịt, trứng, đồ chế biến sẵn hay đã qua xử lý, và những đồ chứa nhiều hoá chất.

“Âm-dương tách nhau khi chuyển động, trong tĩnh lặng chúng giao thoa”


Đọc tiếp phần II về KHÍ, tại đây


 

Đây là quyển sách rất hay nói về dùng thực phẩm toàn phần chữa lành cơ thể, dựa trên nền tảng Đông Tây Y mà mình đã đọc. Để làm hành trang kiến thức và hiểu hơn trạng thái sức khoẻ bản thân, mình xin lược dịch một số phần để mọi người cùng tham khảo

27 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Комментарии


bottom of page